Toàn trình  Thủ tục Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Ký hiệu thủ tục: 2.000591.000.00.00.H25
Lượt xem: 1842
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện

Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy đinh: Sở Công Thương tỉnh Hà Nam

Cơ quan có thẩm quyền được phân cấp thực hiện: Không

Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương tỉnh Hà Nam

Cơ quan phối hợp: Không

 

 

Địa chỉ cơ quan giải quyết
Lĩnh vực Lĩnh vực An toàn thực phẩm
Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Hà Nam hoặc gửi qua đường bưu điện. Số điện thoại 02263566665 máy lẻ 114

Số lượng hồ sơ 01 bộ
Thời hạn giải quyết

05 ngày làm việc

 

Ðối tượng thực hiện Tổ chức hoặc cá nhân
Kết quả thực hiện


Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.



 



 


Phí

không

Lệ phí

- Đối với cơ sở sản xuất thực phẩm: 2.500.000 đồng/lần/cơ sở

- Đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm: 1.000.000 đồng/lần/cơ sở

- Đối với cơ sở vừa sản xuất, vừa kinh doanh thực phẩm thu theo quy định tại Thông tư 75/2020/TT-BTC ngày 12/8/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 279/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.

 

 

Căn cứ pháp lý

- Luật An toàn thực phẩm;

- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

- Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;

- Thông tư số 43/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương.

          - Thông tư số 13/2020/TT-BCT ngày 18/6/2020 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

- Thông tư 75/2020/TT-BTC ngày 12 tháng 8 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 279/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.

 

- Bước 1: Người có yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ tại Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh Hà Nam hoặc qua hệ thống hoặc trực tuyến tại địa chỉ: motcua.hanam.gov.vn, https://lltptructuyen.moj.gov.vn.

Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến, người có yêu cầu chuẩn bị hồ sơ nhưng không phải chứng thực, tất cả được scan hoặc chụp từ bản chính và gửi bằng tài khoản đã được đăng ký sử dụng dịch vụ này. Hệ thống sẽ tự động thông báo kết quả tiếp nhận (Kèm mã hồ sơ) thông qua tài khoản, số điện thoại đã được đăng ký. 

  • Bước 2: Bộ phận tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hoàn toàn hợp lệ, cán bộ tiếp nhận và ghi phiếu hẹn trả kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì cán bộ phải hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ không thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân tới cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

- Bước 3: Bộ phận tiếp nhận tiếp nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ về phòng Quản lý Công nghiệp/Quản lý thương mại để kiểm tra và tiến hành giải quyết theo quy định, chuyển kết quả sau khi giải quyết tới Trung tâm phục vụ hành chính công đúng thời gian quy định.

Trường hợp khi tiến hành giải quyết phát hiện hồ sơ cần thẩm định, xác minh hoặc bổ sung hồ sơ thì phòng Quản lý Công nghiệp/Quản lý thương mại thông tin kịp thời tới bộ phận tiếp nhận để thông báo hoặc hẹn lại thời gian giải quyết (nếu cần) cho tổ chức, cá nhân.

- Bước 4: Nhận kết quả:

+ Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp tổ chức, cá nhân mang theo phiếu hẹn đến nhận kết quả tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Hà Nam hoặc qua hệ thống bưu chính (nếu có nhu cầu).

+ Trường hợp hồ sơ nộp trực tuyến tổ chức, cá nhân khi đến nhận kết quả sẽ ký vào mẫu đơn, tờ khai và mang theo bản gốc để đối chiếu với giấy tờ có liên quan đã được gửi trực tuyến.

+ Trường hợp lựa chọn nộp hồ sơ và trả kết quả qua hệ thống bưu chính, nhận kết quả qua hệ thống bưu chính.

 

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm:

          a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01a;

b) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; theo Mẫu số 02a (đối với cơ sở sản xuất), Mẫu số 02b (đối với cơ sở kinh doanh) hoặc cả Mẫu số 02a và Mẫu số 02b (đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh);

          c) Giấy xác nhận đủ sức khỏe/Danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);

          d) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm/Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).

 

File mẫu:

  • Đơn đề nghị theo Mẫu số 01a; Tải về In ấn
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; theo Mẫu số 02a (đối với cơ sở sản xuất), Mẫu số 02b (đối với cơ sở kinh doanh) hoặc cả Mẫu số 02a và Mẫu số 02b (đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh); Tải về In ấn

9.1. Điều kiện chung: Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương bao gồm: cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo.

          9.2. Điều kiện riêng

          a) Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế:

          - Rượu: nhỏ hơn 03 triệu lít sản phẩm/năm;

          - Bia: nhỏ hơn 50 triệu lít sản phẩm/năm;

          - Nước giải khát: nhỏ hơn 20 triệu lít sản phẩm/năm;

          - Sữa chế biến: nhỏ hơn 20 triệu lít sản phẩm/năm;

          - Dầu thực vật: nhỏ hơn 50 ngàn tấn sản phẩm/năm;

          - Bánh kẹo: nhỏ hơn 20 ngàn tấn sản phẩm/năm;

          - Bột và tinh bột: nhỏ hơn 100 ngàn tấn sản phẩm/năm.

          b) Cơ sở bán buôn, bán lẻ thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) của thương nhân trên địa bàn 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chuỗi siêu thị mini và chuỗi cửa hàng tiện lợi có diện tích tương đương siêu thị mini theo quy định của pháp luật;

          c) Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh tại cùng một địa điểm có công suất thiết kế theo quy định tại điểm a mục này;

          d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc quy định tại khoản 8 và khoản 10 Điều 36 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ có quy mô sản xuất sản phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương theo quy định tại điểm a mục này.