Toàn trình  Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

Ký hiệu thủ tục: 1.007932.000.00.00.H25
Lượt xem: 788
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm;

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm;

- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

 

Địa chỉ cơ quan giải quyết
Lĩnh vực Bảo vệ thực vật
Cách thức thực hiện

Gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh.

 

Số lượng hồ sơ 01 bộ
Thời hạn giải quyết


03 ngày làm việc

Ðối tượng thực hiện Tổ chức hoặc cá nhân
Kết quả thực hiện


Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón (Có giá trị 5 năm).



 


Lệ phí


Không thu.

Phí


200.000 đồng (Hai trăm nghìn đồng).

Căn cứ pháp lý


- Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ: Về quản lý phân bón;



- Thông tư 14/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 02 năm 2018 của Bộ Tài chính Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp.



 


- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón đến Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Hà Nam (tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp & PTNT). Địa chỉ: số 07, đường Trần Phú, Phường Quang Trung, TP. Phủ Lý hoặc qua hệ thống bưu chính.

- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp & PTNT kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ về Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp & PTNT).

- Bước 3: Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm xem xét thẩm định hồ sơ, phê duyệt cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.

- Bước 4: Nhận và trả kết quả:

Đối với hồ sơ nộp trực tiếp Tổ chức, cá nhân mang theo phiếu hẹn đến nhận kết quả tại Trung tâm hành chính công tỉnh Hà Nam.

Hoặc qua hệ thống bưu chính (nếu có nhu cầu). Nhận kết quả qua hệ thống bưu chính đối với trường hợp lựa chọn nộp hồ sơ và trả kết quả qua hệ thống bưu chính.

 

2.3.1. Trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, hư hỏng

a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 08 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về quản lý phân bón.

b) Bản chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón (Trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, hư hỏng).

2.3.2. Trường hợp thay đổi nội dung thông tin tổ chức, cá nhân ghi trên Giấy chứng nhận:

a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 08 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về quản lý phân bón.

b) Giấy chứng nhận ĐKDN hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy đăng ký ĐKKD hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đã sửa đổi.

c) Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp.

2.3.3. Trường hợp thay đổi địa điểm buôn bấn phân bón:

a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 08 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về quản lý phân bón.

b) Bản chụp văn bản chứng nhận đã được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên môn về ngành trồng trọt, BVTV, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học của người trực tiếp buôn bán phân bón.

 

File mẫu:

  • ĐĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN PHÂN BÓN Tải về In ấn

- Tổ chức, cá nhân được đăng ký hoặc thành lập theo quy định của pháp luật;

- Có cửa hàng buôn bán phân bón. Cửa hàng buôn bán phân bón phải có: biển hiệu; sổ ghi chép việc mua, bán phân bón; bảng giá bán công khai từng loại phân bón niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc;

- Có khu vực chứa phân bón; có kệ hoặc bao lót để xếp đặt hàng;

- Người trực tiếp bán phân bón phải có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về phân bón. Trừ trường hợp đã có trình độ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học.

Trường hợp buôn bán phân bón không có cửa hàng phải có đăng ký doanh nghiệp; có địa điểm giao dịch cố định, hợp pháp; có sổ ghi chép việc mua bán phân bón và người trực tiếp bán phân bón phải có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về phân bón; trừ trường hợp đã có trình độ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học.